Sức khoẻ

5 thói quen hàng ngày khiến xương yếu dần

Advertisement

Nạp quá nhiều caffeine làm xương yếu đi, còn hút thuốc lá và uống nước ngọt thường xuyên góp phần giảm mật độ xương.

Lười vận động, ngồi lâu một chỗ

Không chỉ người già mà những người trẻ tuổi ngồi quá nhiều, ít vận động cũng có nguy cơ yếu xương sớm. Ngồi lâu một chỗ, không hoạt động thể chất đẩy nhanh quá trình giảm mật độ xương, dần dẫn đến loãng xương, nhất là ở các xương chịu lực như cột sống và hông. Các bài tập chịu trọng lượng như nâng tạ, squat, chạy bộ, chống đẩy có thể giúp xương chắc khỏe, tăng cường sức mạnh cơ bắp.

Hút thuốc lá lâu năm

Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe xương thông qua nhiều cơ chế. Chúng bao gồm làm giảm lưu lượng máu đến xương, suy yếu quá trình hấp thụ canxi và vitamin D, giảm sản xuất estrogen ở phụ nữ, gây tổn thương các tế bào tạo xương gọi là nguyên bào xương. Nghiện hút thuốc lá cũng có thể đẩy nhanh quá trình mất xương, làm chậm quá trình lành xương gãy.

Nạp quá nhiều caffeine

Uống cà phê ở mức độ vừa phải có thể có lợi cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ nhiều hơn 400 mg caffeine mỗi ngày (khoảng hơn 4 tách cà phê) có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thụ canxi. Caffeine khiến thận bài tiết canxi ra khỏi cơ thể, giảm lượng canxi có sẵn để tái tạo xương. Điều này tạo ra sự mất cân bằng canxi, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và duy trì xương.

Uống soda thường xuyên

Soda chứa một hợp chất hóa học gọi là axit photphoric (H3PO4). Axit photphoric tạo cho soda vị chua đồng thời làm tăng độ sánh. Hợp chất này có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng canxi – phốt pho trong cơ thể, dẫn đến mất canxi nhiều hơn từ xương. Axit photphoric trong soda còn liên kết với canxi trong hệ tiêu hóa, ngăn cản hấp thụ canxi và buộc cơ thể phải lấy khoáng chất này từ xương để duy trì mức canxi máu.

Thiếu ngủ

Chu kỳ giấc ngủ kém có thể làm mất cân bằng nội tiết tố cần thiết cho quá trình tái tạo xương. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng hormone tăng trưởng, rất quan trọng cho quá trình hình thành và phục hồi xương. Mất ngủ mạn tính (ít hơn 6 giờ mỗi đêm) có thể làm giảm mật độ khoáng chất của xương, đồng thời cản trở quá trình tái tạo xương tự nhiên của cơ thể diễn ra trong khi nghỉ ngơi.

Nguồn: vnexpress.net

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.