Tín dụng - Tài chính

Những điều cần biết khi ngân hàng tính lãi suất thẻ tín dụng

Advertisement

Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Những điều cần biết khi ngân hàng tính lãi suất thẻ tín dụng

Làm thế nào để không bị tính lãi suất cao của thẻ tín dụng.

  1. Những điều cần biết liên quan đến cách tính lãi suất thẻ tín dụng

Thông thường chủ thẻ tín dụng sẽ có tối đa là 45 ngày để thanh toán số tiền mình đã sử dụng. Trong khoảng thời gian này, chủ thể hoàn toàn không bị tính lãi suất kể từ khi phát sinh giao dịch đầu tiên trong chuỗi chu kỳ thanh toán. Nếu bạn trả đủ số tiền đã sử dụng trong tháng lấy từ thẻ tín dụng cho phía ngân hàng thì bạn sẽ hoàn toàn không bị tính lãi. Nếu trả không trả đủ thì lãi sẽ bị tính từ sau khi hết thời hạn miễn lãi. Và có thể sẽ phải chịu thêm một số loại phí khác.

Để hiểu hơn cách tính lãi suất thẻ tín dụng, bạn nên hiểu rõ một số các thuật ngữ về lãi suất thẻ tín dụng:

  • Ngày sao kê cho thẻ tín dụng: chính là ngày mà ngân hàng chốt đơn cho các giao dịch mà bạn đã chi trả bằng thẻ tín dụng trong vòng 1 tháng và ngân hàng gửi báo cáo cho bạn. Ngày sao kê là luôn luôn cố định trong 1 tháng.
  • Chu kỳ thanh toán cho thẻ tín dụng (Billing cycle): Đây là khoảng thời gian giữa hai lần sao kê gần nhất của ngân hàng. Các giao dịch có phát sinh chi phí với thẻ tín dụng trong chu kỳ này sẽ được ngân hàng gửi sao kê cho bạn. vì lý do ngày sao kê là hoàn toàn cố định hàng tháng nên chu kỳ thanh toán của chủ thẻ thường là 1 tháng. Đây cũng chính là thời gian bạn được hưởng lãi suất bằng 0.
  • Thời gian ân hạn (Grace period): Đây là khoảng thời gian mà phía ngân hàng sẽ gia hạn thêm cho bạn để bạn có thêm khoảng thời gian thanh toán đầy đủ số tiền mà bạn đã dùng cho ngân hàng. Thời gian ân hạn này có thể ít hoặc dài từ 15 tới 25 ngày. Chính vì vậy có ngân hàng cho phép bạn có thời gian miễn lãi suất lên tới 60 ngày.

Khi nào có tối đa 45 ngày miễn lãi? Giả dụ như ngày sao kê của ngân hàng là ngày 30 hàng tháng. Và ngân hàng cho bạn thời gian ân hạn là 15 ngày để bạn hoàn tất khoản nợ. Như vậy, bạn sẽ có nhiều nhất là 45 ngày được hưởng lãi suất bằng 0 nếu bạn có giao dịch phát sinh vào ngày đầu tiên của tháng này. Đối với các giao dịch phát sinh gần ngày 30 thì thời gian được hưởng lãi suất bằng 0 càng ít đi.

MỞ THẺ NGAY

  1. Ngân hàng tính lãi suất thẻ tín dụng như thế nào?

Như vậy, bạn đã hiểu được ngân hàng cho bạn thời hạn trả nợ và mình phải trả đầy đủ. Thế nhưng nếu như bạn không đủ tiền để trả khoản tiền đó thì sẽ thế nào? Và trong trường hợp này, ngân hàng sẽ tính lãi suất như thế nào đối với mình như thế nào?

Xem thêm:

5 Lý do nên sử dụng thẻ tín dụng thanh toán quốc tế ngay hôm nay!

Mẹo sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả bạn nên biết

Ngân hàng sẽ gửi cho bạn hóa đơn vào ngày cuối chu kỳ thanh toán. Trong hóa đơn này, bạn sẽ thấy số tiền ít nhất mà bạn phải trả (minimum payment). Đối với từng ngân hàng khác nhau thì số tiền này sẽ khác nhau. Hiên tại, trong nước, hầu hết các ngân hàng áp dụng số tiền tối thiểu này là 5% dư nợ cuối kỳ. Đây chính là là số tiền ít nhất mà bạn phải trả cho ngân hàng sau khoảng thời gian là 45 ngày. Tuy không bị phạt trả chậm, nhưng bạn vẫn bị tính lãi suất.

Những điều cần biết khi ngân hàng tính lãi suất thẻ tín dụng - 2

Vậy một câu hỏi đặt ra là: Nếu bạn không trả  đủ số tiền nợ thì số tiền lãi sẽ được tính ra sao? TRả lời cho câu hỏi này, tiền lãi sẽ được tính dựa trên các tiêu chí sau:

  • Các giao dịch phát sinh chịu tính lãi (interest rate) trong chu kỳ thanh toán: tất cả các hoạt động mua sắm và giao dịch trên mạng… Hoặc các giao dịch như rút tiền mặt tại ATM thì đã bị tính lãi ngay lập tức lúc bạn rút.
  • Số dư nợ trung bình hằng ngày (daily average balance) trong billing cycle: số này được tính bằng cách lấy mỗi số dư cuối ngày trong tháng cộng lại rồi chia trung bình cho số ngày trong tháng.

Lãi suất mỗi ngày (daily interest rate): thường thì ngân hàng sẽ cung cấp thông tin lãi suất thẻ tín dụng trên năm (APR = Annual Percentage Rate). Bạn sẽ phải quy đổi ra lãi suất hàng ngày (APR / 365).

MỞ THẺ NGAY

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.