Bệnh Gout (Gút) Sức khoẻ

Xây dựng chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh Gout

Advertisement

Bệnh gout là một dạng viêm khớp, kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh Gout

Hiện nay, bệnh gút không còn là bệnh của những người “có tiền nữa mà nó đã là căn bệnh của tất cả mọi người, khi mà thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học ngày càng phổ biến. Vậy nếu đã mắc phải căn bệnh này, bạn cần làm gì? Dưới đây khuyenmai4m.top điểm lại cho bạn một số vấn đề khi chữa trị căn bệnh này:

  1. Nguyên tắc điều trị bệnh Gout

Xây dựng chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh Gout - 1

Dưới đây là 3 nguyên tắc cơ bản khi điều trị bệnh nhằm hạn chế các nguyên nhân gây tăng axít uric (3 cơ chế).
Điều trị bằng thuốc: theo lời chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

– Thuốc ức chế phản ứng tạo thành acide uric: thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric). Thuốc này chỉ nên dùng tại các đợt cấp để đề phòng tái phát.

– Thuốc đào thải axit uric qua đường thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran).

– Giảm đau trong các đợt cấp bằng colchincin.

Bạn cũng có thể điều trị bằng chế độ ăn hợp lý hơn: vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều trị cơn gout cấp tính, mãn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gout mãn tính.

  1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Xây dựng chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh Gout - 2

– Nên sử dụng những loại thực phẩm như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat và rau quả. Vì chúng chứa ít nhân purin. Đồng thời, cần hạn chế những loại thực phẩm chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

– Tuyệt đối ngưng hẳn việc uống bia, rượu, cà phê, nước chè vì nó có thể làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua đường thận, làm tăng lactat máu.

– Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu là người quá cân và béo phìthì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

– Uống nhiều nước lọc để tăng cường đào thải axit uric qua đường thận.

– Không ăn uống thực phẩm (rau củ quả) chua nhiều vì chúng sẽ làm tăng axít máu như dưa muối, dưa chua,…

– Khôngđược  ăn nội tạng của động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp.

– Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate

3. Bị bệnh Gout nên có chế độ ăn như thế nào?

Xây dựng chế độ ăn hợp lý dành cho người bị bệnh Gout - 3

– Uống đủ nước: 2 – 2,5 lít trong một ngày, nên uống nước khoáng và nước rau.

– Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, bắp, khoai…) sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một ít.

– Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày.)

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau:

Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gout cấp tính:

Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg.
Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal.
Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal.
Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal.
Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).

Thực đơn cho bệnh nhân gout mãn tính:

Như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn kĩ càng hơn: Chú ý hạn chế những thức ăn chứa nhiều purin, protein không quá 1g trên một kí cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu không nên quá 100 g/ngày.

Nếu đang mắc bệnh Gout, bên cạnh việc cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyenmai4M.top khuyên bạn cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao, không để bị thừa cân, béo phì.

ĐIỀU TRỊ GÚT BẰNG LÁ NƯƠNG

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.