Bệnh Gout (Gút) Sức khoẻ

Những điều cần lưu ý về ăn uống khi điều trị bệnh gout

Advertisement

Những điều cần lưu ý về ăn uống khi điều trị bệnh gout

Gout là một loại bệnh viêm khớp thường gặp ở nam giới thường gây đau đớn dai dẳng cho người bệnh. Nếu bệnh kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ mắc thêm các bệnh nguy hiểm khác như: Bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh thận,… vô cùng nguy hiểm.

Bệnh nhân mắc bệnh gout có thể diễn biến tốt nếu dùng những thực phẩm có chứa thảo dược thiên nhiên như: Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, bách xù, ngưa bàng tử, tầm ma,…và có chế độ ăn uống, nghie ngơi hợp lý.

Vậy người bệnh gout cần lưu ý điều gì khi ăn uống? Hãy cùng http://khuyenmai4m.top/ tìm hiểu nhé.

Người bệnh gout cần lưu ý điều gì khi ăn uống?

Nếu ăn những thực phẩm sau đây quá nhiều chúng ta sẽ bị bệnh gout hoặc khiến bệnh gout nặng thêm nếu ăn hàng ngày:

  • Tránh ăn thức ăn có chứa nhiều purin

Chế độ ăn uống của người bệnh gout cần tránh những thực phẩm có chứa hàm lượng acid uric cao để không bị tích lũy thành tinh thể. http://khuyenmai4m.top/ khuyên bạn nếu mắc bệnh gout đừng bao giờ ăn lục phủ ngũ tạng của động vật như: Tim, gan, tiết,… Các món khác như: Cá trích, cá mòi, trứng cá, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, cua, tôm,…

  • Nói không với thức uống có cồn và các chất kích thích

Người bệnh gout phải kiêng rượu, bia và các chất kích thích như: Cà phê, chè,…Tốt nhất nên tránh những cuộc nhậu tiệc tùng.

  • Lưu ý khi chọn các loại rau

Mặc dù các loại rau là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể thế nhưng, bệnh nhân gout cần dùng rau có chọn lọc bởi một số loại rau lại chứa hàm lượng purin khá cao –  chúng chính là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến bệnh gout như: Nấm, đậu, súp lơ, cây đậu lăng, măng tây,…

  • Uống nhiều nước

Khi uống nhiều nước sẽ giúp đào thải được acid uric ra ngoài. Do đó, tốt nhất bạn nên uống khoảng 2-3 lít nước/ngày để bệnh tình có chuyển biến tốt. Thay vì uống các loại nước thông thường bạn nên uống các loại nước khoáng có chứa nhiều bicarbonate hoặc dung dịch natri bicarbonat 3% để hỗ trợ việc đào thải acid uric được diễn ra thuận lợi hơn.

  • Không uống những loại thuốc làm tăng acid uric máu

Một số loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazide, nhóm giảm đau, hạ sốt salicilat,… sẽ làm tăng acid uric máu. Đặc biệt hơn, thuốc nhóm corticoid khiến các cơn đau giảm nhanh nhưng lại làm tăng acid uric máu khiến bệnh dễ bị mãn tính.

Ngoài chế độ ăn uống, người bị bệnh gút cũng cần tránh các nguy cơ có thể làm xuất hiện bệnh như: làm việc quá sức, nhiễm lạnh, đi giày quá chật, bị nhiễm khuẩn cấp tính.

Chú ý:

Mặc dù trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi những loại thực phẩm trên. Nhưng, http://khuyenmai4m.top/ khuyên bạn nên chú ý để có chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout hoặc khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng thêm.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.