Chưa được phân loại

Bỏ túi ngay bí quyết thần thánh đậu môn Văn trong kỳ thi THPT quốc gia

Advertisement

Nắm chắc kiến thức Ngữ văn 11, 12 cũng như cách trả lời câu hỏi và các bước trình bày một bài văn giúp các em chinh phục điểm cao.

Là giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và ôn luyện môn Ngữ văn, thầy Đặng Ngọc Khương – giáo viên Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn sẽ giải đáp một số băn khoăn giúp các em tự tin hơn để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.

Những vấn đề trọng tâm

Nhiều học sinh cho rằng tác phẩm đã ra năm trước sẽ không lặp lại trong năm nay nên thường chủ quan, bỏ qua dẫn đến tình trạng học tủ, học vẹt. Tuy nhiên, với một tác phẩm, người ra đề có thể hỏi dưới nhiều dạng khác nhau. Đây cũng là cách ra đề mới mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố trong đề thi minh họa.

Do đó, trong giai đoạn nước rút, các em cần chủ động rà soát lại một lượt kiến thức các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 và 12, chú ý bỏ qua các tác phẩm đã được giảm tải, có thể vẽ sơ đồ hóa tư duy để thuận tiện cho việc ghi nhớ.

thay

Các thiếu sót và khó khăn khi ôn luyện môn Ngữ văn

Dù thời gian ôn thi không còn nhiều nhưng một số bạn không xác định được trọng tâm phạm vi kiến thức ôn luyện. Nhiều em học hết cả chương trình văn học nước ngoài và chương trình 11, không có kỹ năng tốt trong xử lý các dạng đề, đặc biệt là đề so sánh, liên hệ.

Ở giai đoạn này, việc ôn tập cần có sự tập trung, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức về các ý chính. Về dạng đề liên hệ, so sánh, các em cần chú ý những thay đổi trong cách làm bài so với dạng đề so sánh thông thường. Dạng đề liên hệ so sánh yêu cầu học sinh phải phân tích kỹ đối tượng ở chương trình lớp 12, sau đó liên hệ với đối tượng ở chương trình lớp 11 để tìm điểm tương đồng và độc đáo. Không nên phân tích kỹ cả 2 đối tượng rồi mới so sánh.

hoc sinh

Mẹo làm tốt phần thi đọc – hiểu

Phần đọc hiểu sẽ chiếm 3 điểm trong bài thi. Đây là phần rất dễ ăn điểm nhưng cũng là phần dễ mắc nhiều lỗi sai như: không biết phân tích ngữ liệu, không xác định được chủ đề, thông điệp, không nắm vững các kiến thức tiếng Việt và tập làm văn để đọc hiểu, trả lời lan man, dài dòng không đúng trọng tâm…

Do vậy, khi làm phần đọc hiểu các em chú ý đọc thật kỹ ngữ liệu, gạch chân các từ khóa trong đề bài để có thể xác định được nội dung, chủ đề chính. Bên cạnh đó cũng phải nắm vững được các kiến thức tiếng Việt để có thể xác định chính xác phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, phép lập luận…

Các em nên trình bày câu trả lời ngắn gọn, không quá dài dòng, có thể trình bày thành những đoạn văn ngắn tránh trả lời quá cộc lốc, rút gọn. Các câu hỏi trong phần đọc hiểu sẽ đi từ nhận biết – thông hiểu và vận dụng, các em cần lưu ý để phân biệt rõ các loại câu hỏi này.

Lưu ý cần nhớ khi làm phần nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội thường được trình bày dưới hình thức của một đoạn văn. Để tránh sa đề hay rơi vào kể chuyện, sau khi đọc đề, các em nên dành ra vài phút nháp hệ thống luận điểm, luận cứ cần thể hiện trong bài.

Nghị luận xã hội chỉ chiếm 2 điểm trong bài thi, do đó, các em không nên viết quá dài, dễ lan man và mất thời gian. Đề bài yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, không nên viết quá dài.

Ví dụ, đề yêu cầu trình bày quan điểm về nguyên nhân của hiện tượng vô cảm trong xã hội hiện nay. Trong đoạn văn, các em nên tập trung làm rõ nguyên nhân. Các yếu tố khác như thực trạng, kết quả chỉ nói lướt qua một đến hai dòng. Lưu ý, trong đoạn văn nên có phần giải thích ở đầu, phần mở rộng và liên hệ ở cuối.

thi

Nắm chắc các đơn vị kiến thức trọng tâm lớp 11

Đề thi năm nay sẽ xuất hiện một dạng đề so sánh khá mới không giống như các dạng đề so sánh thông thường. Các tác phẩm so sánh sẽ bao gồm một tác phẩm của lớp 12 và một tác phẩm của lớp 11, có một mối quan hệ nào đó tương đồng với nhau.

Ví dụ, các em có thể tìm mối liên hệ ở các tác phẩm sau: Sóng và Vội vàng; Người lái đò Sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông? và Tràng giang; Người lái đò Sông Đà và Chữ người tử tù…

Bên cạnh việc ôn luyện kiến thức, thời gian nghỉ ngơi cũng là điều cần thiết. Trước ngày thi, các em nên kiểm tra lại một lần nữa dụng cụ học tập và giấy báo dự thi, số báo danh.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.