Mẹ và Bé

Bạn biết bao nhiêu về bệnh tăng động?

Advertisement

Bệnh tăng động, gọi đầy đủ là bệnh tăng động giảm chú ý là căn bệnh thường gặp ở trẻ em.

Đây là căn bệnh dễ bị nhầm với sự hiếu động và thường ít được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu.

Các bạn hãy cùng agiadinh.net tìm hiểu về bệnh tăng động để phòng tránh phát hiện kịp thời nhé!

MY KINGDOM VƯƠNG QUỐC ĐỒ CHƠI CHO BÉ

SỮA CHÍNH HÃNG CHẤT LƯỢNG CAO – ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NƠI CHO MẸ BẬN RỘN – TỪ AEON SHOP

Bệnh tăng động, bệnh tăng động giảm chú ý hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là nhóm trẻ từ 8 – 11 tuổi.

quay

Đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất của bệnh đó là trẻ xuất hiện những hành vi, hoạt động hiếu động quá mức, đôi khi là mất kiểm soát. Những hành vi này thường đi kèm với sự giảm chú ý, mất tập trung ở trẻ.

Bệnh tăng động tuy không ảnh hưởng tới tính mạng song lại khá nguy hiểm bởi nó tác động trực tiếp tới ý thức, hành vi, sức khoẻ của trẻ.

Theo thống kê, cứ 100 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ mắc căn bệnh này. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh thường xuất hiện trước lúc trẻ 7 tuổi và sau đó càng ngày càng rõ rệt.

>>> Làm sao để bé ngủ ngon và sâu giấc?

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động:

Để xác định trẻ có bị tăng động hay không, hiện nay có hai nhóm biểu hiện đã được phân chia để giúp các phụ huynh có thể đối chiếu. Các tiêu chuẩn đối chiếu nằm trong hai nhóm này bao gồm:

Nhóm tiêu chuẩn 1: Trẻ xuất hiện tối thiểu 6 (nhiều nhất là 9) trong 9 dấu hiệu sau đây trong vòng 6 tháng liên tiếp:

Không thể tập trung, chú ý quá nhiều tới các chi tiết; thường xuyên .
mắc lỗi bất cẩn trong học tập, lao động hoặc các hành vi hàng ngày khác.

Gặp khó khăn trong khả năng chú ý, tập trung trong công việc, vui chơi.

Có biểu hiện lơ đãng, không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp.

Thường không tuân theo đúng những hướng dẫn, không thể hoàn thành các công việc được giao (không xét tới yếu tố trình độ).

Khó hoà nhập, khó hoà đồng trong môi trường tập thể.

kho chiu

Thường xuyên từ chối, né tránh những công việc đòi hỏi tính tập trung hoặc làm trong thời gian dài.

Thường xuyên quên, làm mất đồ.

Có biểu hiện phân tâm, mất tập trung khi gặp những yếu tố tác động từ bên ngoài.

Không nhớ hoặc thường xuyên quên các công việc hàng ngày.

Một trong những biểu hiện của bệnh tăng động là trẻ hoạt động quá nhiều và mất kiểm soát.

Nhóm tiêu chuẩn 2: Xuất hiện và tồn tại ít nhất 6 biểu hiện tăng động và bồng bột sau trong vòng 6 tháng liên tiếp:

Luôn chân luôn tay, tay chân thường ngọ nguậy, vặn vẹo khi ngồi; không thể ngồi yên trong một khoảng thời gian nhất định.

Thường xuyên rời bỏ chỗ ngồi khi được yêu cầu ngồi yên lặng.

Chạy nhảy, leo trèo quá mức, đôi khi là mất kiểm soát.

Ít có xu hướng tham gia các hoạt động đòi hỏi tính khéo léo, nhẹ nhàng.

Thường xuyên di chuyển, chân tay hoạt động liên tục.

Nói quá nhiều, nói không ngừng nghỉ.

Trả lời nhanh chóng khi chưa kịp nghe hết câu hỏi, câu chuyện; chen ngang trong các cuộc nói chuyện.

Thường xuyên làm phiền, quấy rầy, phá đám những công việc của mọi người.

hoc

Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động

Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn tới căn bệnh tăng động ở trẻ vẫn chưa được xác định chính xác và còn gây nhiều tranh cãi.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đồng tính cho rằng bệnh có thể do di truyền; do tai biến trong lúc sinh hoặc trẻ bị tiếp xúc với chất độc trong quá trình còn là bào thai.

chan

Cha mẹ cần làm gì khi có con bị tăng động?

Khi trẻ bị tăng động, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên chính xác nhất.

Ngoài thuốc, phương pháp chữa trị bằng “hành vi” và tâm lý cũng đặc biệt được chú ý.

Cần khéo léo và kiên trì khi điều trị cho trẻ bị tăng động để tránh gây phản tác dụng hoặc những kết quả không mong muốn.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.