Sức khoẻ

Tại sao ngày càng nhiều người bị đột quỵ?

Advertisement

Tại sao ngày càng nhiều người bị đột quỵ? Nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây nên đột quỵ đó là không giữ gìn sức khỏe, lê la nhậu nhẹt với bạn bè đến khuya, giữ tinh thần ổn định và làm mọi không khoa học.

Nguyên nhân “đột quỵ” xuất hiện nhiều

Trước đó, trong một cuộc chia sẻ với Znews, Phước Sang cho hay mình đã 2 lần bị đột quỵ, tiền sử huyết áp cao. Biết bệnh của mình nghiêm trọng, ông đã cố thay đổi lối sống để giữ gìn sức khỏe, không lê la nhậu nhẹt với bạn bè đến khuya, giữ tinh thần ổn định và làm mọi việc thận trọng hơn.

Theo thống kê, hàng năm, Việt Nam có khoảng 200.000 bệnh nhân đột quỵ, trong đó, nhiều trường hợp có nguyên nhân là cao huyết áp.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, cao huyết áp là nguyên nhân đứng đầu gây xuất huyết não ở nhiều người bệnh, đặc biệt những trường hợp trên 30 tuổi.

Tỷ lệ này có thể lên đến 90% đối với các bệnh nhân trên 45 tuổi. Ngoài ra, đối với những người có tiền sử đột quỵ, tỷ lệ tái mắc cũng cao hơn người bình thường.

Cao huyết áp được xem là “sát thủ thầm lặng” vì không có triệu chứng nhưng gây tổn thương tim, mạch máu, não, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác. Bên cạnh các yếu tố vô căn hay di truyền, lý do chủ yếu khiến căn bệnh này trẻ hóa là lối sống hiện đại.

Hiện nay, đa số mọi người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị; cộng với lối sống ít vận động dẫn đến bệnh béo phì, cao huyết áp, tiểu đường… Ngoài ra, lối sống hiện đại khiến con người tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây nghiện (ma túy, bia rượu, thuốc lá…), tỷ lệ cao huyết áp vì thế cũng tăng cao hơn.

Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng này, bên cạnh lối sống không khoa học, là nhận thức của người dân về đột quỵ đã thay đổi.

“Cùng với mạng lưới cơ sở y tế điều trị đột quỵ cấp đang dần được mở rộng, các kỹ thuật điều trị phát triển giúp nới lỏng thời gian cứu sống bệnh nhân, người dân cũng có nhận thức tốt hơn về căn bệnh này. Mọi người dần biết đột quỵ có thể điều trị, không còn là ‘bản án tử’, từ đó nhập viện sớm để được cứu chữa kịp thời”, PGS Thắng chia sẻ với Tri Thức – ZNews.

Cách hạn chế 70% khả năng đột quỵ

Theo TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm khoa Đột quỵ não, Phó Viện trưởng Viện thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người có bệnh nền, đặc biệt đang điều trị huyết áp, không nên tự ý dừng thuốc.

Việc không tuân thủ việc uống thuốc kiểm soát huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ cao rất nhiều lần.

Theo chuyên gia, việc kiểm soát chặt huyết áp chính là chiếc chìa khóa vàng trong điều trị phòng ngừa đột quỵ. Theo y văn, 70% trường hợp đột quỵ đã có thể tránh được nếu được dự phòng sớm. Lợi ích này có thể còn lớn hơn nếu người bệnh điều trị dự phòng xuất huyết não.

Ngoài ra, TS Tuyến cho rằng khí hậu thay đổi thất thường cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

PGS Nguyễn Huy Thắng khuyến khích mọi người nên thiết lập cho mình lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thể dục thể thao, không chất kích thích, hạn chế bia rượu.

Quan trọng hơn, mọi người cần nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nền mạn tính, đặc biệt là những người có thể trạng thừa cân hoặc gia đình có người cao huyết áp.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người có dấu hiệu bị đột quỵ được nhận biết thông qua bộ quy tắc BE FAST, tiền thân là FAST.

BE FAST là cụm từ bao gồm 6 chữ cái, mỗi chữ mô tả một dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ:

  • B (Balance): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
  • E (Eyesight): Thể hiện việc bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
  • F (Face): Miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung (đoạn nối giữa điểm dưới mũi đến môi trên) bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở miệng lớn.
  • A (Arm): Bệnh nhân cử động khó hoặc không thể cử động tay chân, tê liệt 1 bên cơ thể. Cách xác nhận nhanh chóng nhất là yêu cầu bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại cùng 1 lúc.
  • S (Speech): Bệnh nhân khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
  • T (Time): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.