Mẹ và Bé

Ưu điểm của những em bé có bộ não nhạy cảm

Advertisement

Có thể cha mẹ cho rằng trẻ có tính cách nhạy cảm là không tốt nhưng xét về phương diện nào đó thì đó lại những lợi ích hiếm có. Vì theo nghiên cứu của CNBC Make It thì những đứa trẻ nhạy cảm cao thường có tính sáng tạo tốt, tính cách cởi mở, dễ đồng cảm với người khác hơn và dễ học được nhiều điều hơn từ những trải nghiệm của mình nê dễ đạt được thành tích cao hơn.

Dấu hiệu của một đứa trẻ nhạy cảm

CNBC Make It đã tổng hợp một số dấu hiệu phổ biến nhất của những đứa trẻ rất nhạy cảm dưới đây:

– Trẻ chú ý đến những chi tiết nhỏ tinh tế như trang phục mới của giáo viên hoặc khi đồ đạc được chuyển đi, dễ phàn nàn mọi thứ khi không được như ý muốn.

– Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng của người khác, dễ dàng tiếp thu cảm xúc của người khác, coi cảm xúc của họ như của chính mình.

– Trẻ gặp khó khăn trong việc bỏ qua những cảm xúc tức giận hoặc lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi trong môi trường ồn ào, xô bồ như phòng tập thể dục hoặc quầy bán nước hoa.

– Trẻ ghét cảm giác vội vã, thích làm mọi việc cẩn thận và phản ứng tốt hơn với sự dạy dỗ nhẹ nhàng hơn là kỷ luật khắc nghiệt.

– Trẻ đưa ra những nhận xét sâu sắc hơn so với tuổi, có khiếu hài hước thông minh.

– Trẻ cảm nhận mọi người rất tốt, có thể suy luận chính xác đáng ngạc nhiên những gì người khác đang nghĩ.

– Trẻ từ chối ăn một số loại thực phẩm vì mùi hoặc kết cấu, dễ giật mình trước những tiếng động bất thường.

Theo đó, những đứa trẻ nhạy cảm có cách tiếp cận môi trường xung quanh hoàn toàn khác những đứa trẻ khác. Đó có thể là một thế mạnh.

Cha mẹ giúp được gì?

1. Đặt kỳ vọng

Những đứa trẻ nhạy cảm cần thời gian suy nghĩ thấu đáo. Việc cha mẹ đặt và nói ra kỳ vọng cho trẻ sẽ giúp chúng lường trước được kết quả của và hành động kiểm soát hơn.

Ví dụ, trước khi cùng con thăm bà ngoại trong viện dưỡng lão, phụ huynh nên nói rõ với trẻ cần giữ trật tự tránh làm phiền một số người không khỏe xung quanh.

2. Kỷ luật nhẹ nhàng

Những đứa trẻ nhạy cảm cảm nhận mọi thứ xung quanh sâu sắc, dễ bị tổn thương nhưng có thể tự mình sửa sai.

Vì vậy, khi phạt trẻ, bố mẹ hãy tạo một nơi giúp con bình tĩnh với những món đồ thoải mái như thú nhồi bông, chăn… để điều chỉnh cảm xúc. Sau khi kỷ luật, hãy cho con những lời khẳng định tích cực và trấn an trẻ rằng bạn yêu con nhiều như thế nào.

3. Hãy là huấn luyện viên cảm xúc của con

Các bậc phụ huynh nên dạy cho con mình kỹ năng điều tiết cảm xúc mỗi ngày bằng cách làm gương cho trẻ thấy cách bạn xử lý cảm xúc của mình. Những cảm xúc có thể sinh ra từ căng thẳng trong công việc hay sự thất vọng của con bạn.

4. Biện hộ cho con

Trước khi con nhận giáo viên mỗi đầu năm học, phụ huynh nên nói trước về sự nhạy cảm của con mình với giáo viên của chúng để tránh xảy ra hiểu lầm, thậm chí là xung đột.

Và khi con sử dụng sự nhạy cảm của mình như áp dụng trí tưởng tượng của chúng, thể hiện sự đồng cảm với một người bạn đang trải qua thời kỳ khó khăn…, cha mẹ nên bày tỏ thái độ trân trọng thay vì phủ nhận cảm xúc này của trẻ.

5. Tò mò về thế giới của con

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dành nhiều thời gian nói chuyện và chơi riêng với những đứa trẻ nhạy cảm trong nhà, cố gắng hiểu những gì con trải nghiệm.

CNBC gợi ý phụ huynh nên hỏi trẻ những câu hỏi mở như “Hôm nay con có khó khăn gì không?” thay vì các câu hỏi đóng như “Hôm nay con có khó khăn lắm không?”. Theo đó, một câu hỏi mở sẽ mở ra cơ hội thấu hiểu con nhiều hơn cho người lớn.

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.