Tín dụng - Tài chính

3 loại ‘bẫy’ thẻ tín dụng quốc tế bạn nên biết

Advertisement

Thẻ tín dụng ngày nay là một công cụ rất phổ biến mang lại sự thuận lợi trong giao dịch, thanh toán. Tuy nhiên, có nhiều loại phí và cách tính lãi đối với thẻ tín dụng dễ gây hiểu nhầm và tạo ra nhiều phiền toái cho chủ thẻ trong quá trình sử dụng.

3 loại ‘bẫy’ thẻ tín dụng quốc tế bạn nên biết

Khuyenmai4m.top chia sẻ 3 loại bẫy thẻ dụng mà bạn nên biết để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế như sau:

  1. Bẫy từ khoảng “Phí rút tiền mặt”

Thẻ tín dụng có chức năng dùng để thanh toán nhưng nhiều khách hàng vẫn xem nó như một chiếc thẻ ATM. Chính sai lầm này đã khiến nhiều người phải chịu một khoản tiền lãi lớn khi rút tiền mặt từ thẻ tín dụng.

Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng nằm ở mức 4%. Tuy nhiên, người dùng còn bị tính lãi cho 100% số dư nợ ngay trên số tiền đã rút. Lãi suất này nằm ở mức 6%/tháng, tương đương 70%/năm, cao gấp 3 lần mức lãi suất thẻ tín dụng bình quân là 25%/năm.

Sở dĩ các ngân hàng áp dụng mức lãi suất này là để hạn chế giao dịch rút tiền mặt của khách hàng. Vì suy cho cùng, thẻ tín dụng là phương tiện ưu tiên dùng để thanh toán khi mua hàng.

  1. Bẫy từ “Phí giao dịch ngoại tệ”

Khi thực hiện các giao dịch ở nước ngoài hoặc thanh toán các khoản chi tiêu cho hàng hóa được mua từ nước ngoài phải sử dụng ngoại tệ, chủ thẻ phải chú ý một số loại phí như: phí chênh lệch ngoại tệ, phí xử lý giao dịch, phí quản lý giao dịch ngoại tệ hay phí xử lý giao dịch đại lý nước ngoài.

Tùy theo từng ngân hàng mà mức phí cho các giao dịch này sẽ khác nhau. Nhiều ngân sẽ tính gộp các khoản phí làm một và lấy tên gọi chung là phí quản lý giao dịch ngoại tệ. Mức phí này được tính 1% – 2,7% (ngân hàng TPBank); 3% – 4% (ngân hàng VIB); 2,59% – 2,95% (ngân hàng Tecombank); 3% (ngân hàng Sacombank) và 4% (ngân hàng HSBC).

Bên cạnh đó, một số ngân hàng tách riêng thành từng loại phí khác nhau như: ngân hàng ACB áp dụng phí xử lý giao dịch từ 1,9% – 2,6% và phí chênh lệch tỷ giá từ 0% – 1,1%; riêng ngân hàng Vietinbank có phí xử lý giao dịch 1% và phí chuyển đổi ngoại tệ 2%.

Một số giao dịch trong nước với các đại lý nước ngoài như Uber hay Agoda đều có tính thêm phí giao dịch với đại lý nước ngoài. Cụ thể, ACB và Techcombank đã thu mức phí từ 0,88% -1,1%.

Tóm lại, khi giao dịch ngoại tệ, khách hàng phải chịu thêm khoảng phí từ 3%-4% số tiền giao dịch. Với những giao dịch có giá trị cao, đây là khoảng phí không hề nhỏ.

  1. Khách hàng có “Tối đa 45 ngày miễn lãi”

Khách hàng thường hiểu nhầm khi nghe quảng cáo “sử dụng miễn lãi tối đa 45 ngày”. Tuy nhiên, đây là một trong những cái bẫy mà rất nhiều người dùng thẻ tín dụng gặp phải.

Miễn lãi tối đa 45 ngày được hiểu là tất cả các giao dịch trong vòng 1 tháng (30 ngày) sẽ được in sao kê và gửi cho quý khách. Trong vòng 15 ngày sau đó, khách hàng có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng toàn bộ số nợ trên.

Giao dịch được gọi là hoàn tất và không phát sinh nợ xấu nếu chủ thẻ thanh toán hoàn toàn các khoản nợ trong vòng 15 ngày. Nếu phát hiện thiếu dù chỉ 1 đồng, khách hàng vẫn bị tính lãi với mức lãi suất cao ngất ngưởng.

Đa phần các ngân hàng áp dụng mức lãi suất từ 20% – 36%/năm. Ngân hàng Sacombank là 22%/năm; HSBC từ 27,8% – 31,2%/năm và Techcombank 27,8% – 36%/năm.

Do đó, khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng nên lưu ý tránh hiểu nhầm và sử dụng đúng tính chất, mục đích của thẻ. Không được sử dụng bừa bãi, hoang phí sẽ rất dễ lâm vào cảnh nợ nần.

Trên đây là những lưu ý mà khuyenmai4m.top thu thập được, mong rằng chúng sẽ giúp ích phần nào cho người sử dụng. Truy cập khuyenmai4m.top thường xuyên để biết thêm nhiều thông tin tài chính bổ ích khác.

Xem thêm bài viết: Những người này không nên sử dụng thẻ tín dụng

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.