Cẩm nang xin việc

Những điều khiến bạn xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng

Advertisement

1. Bạn đến muộn
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng ấn tượng ban đầu thường rất quan trọng trong cuộc phỏng vấn để có một việc làm tốt. Nhưng bạn có cho rằng bạn có thể tạo ra một ấn tượng ban đầu không tốt với nhà tuyển dụng ngay trước khi bạn tham gia phỏng vấn? Và đến muộn chính là yếu tố làm bạn mất điểm trước nhà tuyển dụng.

muon

Các nhà tuyển dụng không bao giờ muốn nghe những lý do mà bạn biện minh cho việc đến muộn của mình như: “Tôi bị hỏng xe”, “Tôi bị tắc đường”, “Tôi không tìm được địa chỉ công ty” hay đơn giản là “Tôi bị lạc”… Cho dù là lý do gì đi nữa, thì mấu chốt của việc bạn đi muộn là bạn đã không chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn này. vấn đề vẫn là bạn không chuẩn bị đủ thời gian. Vì vậy, dãy dự trù một khoảng thời gian thừa để bạn không tới muộn, tới đúng giờ hoặc thậm chí tới sớm hơn thời gian yêu cầu. Quỹ thời gian bạn dự tính cần sớm hơn khoảng từ 5 tới 10 phút. Theo đó, nếu như có một sự việc ngoài dự tính bất ngờ xảy trên đường bạn tới phỏng vấn thì bạn sẽ vẫn có đủ thời gian.

fashion

2. Trang phục không phù hợp
Bạn sẽ tạo ấn tượng mạnh và tích cực của nhà tuyển dụng ngay cái nhìn đầu tiên nếu bạn mặc bộ quần áo lịch sự có màu sắc nhã nhặn, với đôi giày sạch bóng, tóc tai gọn gàng và một chút nước hoa thoang thoảng. Trông bạn thật chuyên nghiệp và thu hút.

Việc ăn mặc gọn gàng tới phỏng vấn rất quan trọng vì nó không tùy thuộc vào công ty mà bạn tham gia phỏng vấn, mà phụ thuộc vào việc bạn đi phỏng vấn với tư thế như thế nào. Đừng biến mình thành người thua cuộc trong vòng phỏng vấn chỉ vì không đi giày, mặc váy xẻ quá cao hoặc một áo sơ mi nhàu nát với cái cổ bẩn, hoặc mặc quần jeans bụi bặm, áo thun cộc tay với những móng tay dài ngoằng, cáu bẩn, tóc tai bờm xờm và hơi thở thì nồng nặc mùi khó chịu. Như thế trông rất phản diện và thể hiện rõ bạn là người không chuyên nghiệp.

>>> “Biết mình biết ta – Trăm trận trăm thắng” – Nguyên tắc vàng khi xin việc!

Để khắc phục lỗi trang phục, bạn nên chuẩn bị mọi thứ vào buổi tối hôm trước, và kiểm tra lại trước khi đi phỏng vấn.

company

3. Không tìm hiểu về công ty tuyển dụng
Nếu như bạn không thể trả lời được câu hỏi “Bạn biết gì về công ty này” thì cơ hội tìm kiếm việc làm, thậm chí là cơ hội tiếp tục với nhà tuyển dụng của bạn coi như kết thúc. Các thông tin căn bản về công ty như lịch sử phát triển, dịch vụ và sản phẩm của công ty, doanh số hàng năm, cơ cấu tổ chức, vị trí, các phòng ban, triết lý kinh doanh… là các thông tin sẵn có trong mục “Giới thiệu” trên website của công ty. Hãy xem các thông tin này, in ra và đọc nó trước khi bạn tới phỏng vấn để ghi nhớ các thông tin ấy. Đồng thời bạn có thể kiểm tra các thông tin trên trang LinkedIn, Facebook nếu như công ty đó có.

communication

4. Kỹ năng giao tiếp kém
Việc giao tiếp với mọi người mà bạn gặp trong quá trình tìm kiếm việc làm là rất quan trọng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn có thể giao tiếp tích cực với người sẽ tuyển dụng bạn. Bắt tay, nhìn vào mắt, thể hiện sự tự tin, giữ lời hứa với người mà bạn nói chuyện… là những việc làm cho người phỏng vấn thấy rằng bạn là một ứng cử viên thông minh cho vị trí họ đang tìm kiếm, ngay cả khi bạn chưa trả lời các câu hỏi phỏng vấn.

Một điểm nữa khiến bạn dù tin hay không, sẽ không thể có được công việc mong muốn nếu bạn vì việc không ngần ngại trả lời điện thoại khi đang phỏng vấn. Hãy tắt điện thoại hoặc để ở chế độ im lặng trước khi bạn bước vào phỏng vấn. Hãy bỏ qua cuộc hẹn gặp ở quán café, ăn tối hoặc các cuộc hẹn khác vì những việc này không hề liên quan tới cuộc phỏng vấn hiện tại của bạn.

tuyen dung

5. Tìm kiếm về công ty chứ không phải tìm kiếm về bản thân bạn
Các ứng viên thường chuẩn bị một cách thông minh bằng việc tìm kiếm các thông tin về công ty. Hầu hết những người tìm việc đều không quan tâm tới các thông tin về bản thân mình bằng cách liệt kê cho mọi người thấy kinh nghiệm, học vấn và kỹ năng của bản thân. Vì vậy, việc cần làm trước khi phỏng vấn là bạn hãy xây dựng một danh sách các câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về bản thân bạn như học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng… Điều này giúp bạn có thể kết nối kinh nghiệm, tài năng, thế mạnh của mình với vị trí công việc đang ứng tuyển và ghi điểm với nhà tuyển dụng.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.