Những thói quen xấu như: Không rửa mặt trước khi đắp mặt nạ, đắp mặt nạ lâu hơn 20 phút, ngủ luôn sau khi đắp, ngủ luôn sau khi đắp mặt nạ,.. dẫn đến da bạn càng đắt mặt nạ càng xấu. Hãy bỏ ngay để có làn da mịn màng và căng mướt nhé.
Mục Lục
Không rửa mặt trước khi đắp mặt nạ
Về nhà trong trạng thái mệt mỏi, một số người thường bỏ qua bước làm sạch da trước khi đắp mặt nạ. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả dưỡng da, gây tốn công. Sau khi hoạt động ngoài trời, lỗ chân lông bị tích bụi bẩn, bã nhờn, gây khó cho quá trình thẩm thấu.
Đắp mặt nạ khi tắm
Điều này giúp tiết kiệm thời gian nhưng có thể làm giảm hiệu quả, đặc biệt là với mặt nạ miếng. Theo GirlStyle, nguyên nhân là hơi nước ở phòng tắm dễ khiến mặt nạ khó khít với da, khiến da không thể hấp thụ các hoạt chất trong mặt nạ. Ngoài ra, mặt nạ lột ra cũng có thể khó khô do còn hơi nước, mất nhiều thời gian hơn. Thực tế, thời điểm tốt nhất để đắp mặt nạ là trong vòng 30 phút sau khi tắm. Khi đó, lỗ chân lông ở trạng thái hơi mở, dễ hấp thụ các thành phần dưỡng da trong mặt nạ nhất.
Đắp quá 20 phút
Để không lãng phí tinh chất trong mặt nạ, một số người kéo dài thời gian đắp mặt nạ. Tuy nhiên, đắp mặt nạ quá lâu sẽ gây ra tình trạng “hút ẩm ngược”, làm da bị khô và ửng đỏ. Do đó, bạn nên đắp mặt nạ 15-20 phút rồi rửa sạch. Nếu không muốn lãng phí, bạn cũng có thể thoa phần tinh chất còn lại lên cơ thể để dưỡng da toàn thân.
Đắp hàng ngày
Suy nghĩ đắp “càng nhiều càng tốt” có thể gây hiệu quả ngược. Bạn chỉ nên đắp mặt nạ 1-2 lần/tuần. Đắp mặt nạ quá nhiều có thể khiến da bị kích ứng, tăng khả năng nhạy cảm của da, thậm chí làm hỏng hàng rào bảo vệ.
Ngủ luôn sau khi đắp
Sau khi tháo mặt nạ, bạn không nên vội đi ngủ và hãy dưỡng các bước tiếp theo. Bạn nên vỗ nhẹ phần tinh chất còn lại trên mặt cho đến khi thẩm thấu hết hoặc có thể rửa lại với nước, sau đó hãy thoa kem dưỡng để khóa ẩm.
Đắp trước khi trang điểm
Để lớp trang điểm lâu trôi hơn, nhiều người thường đắp mặt nạ dưỡng ẩm. Thực tế, thói quen này là sai lầm. Bởi lỗ chân lông sẽ hơi mở ra sau khi đắp mặt nạ, khiến lớp nền trang điểm bị “mắc kẹt” trong lỗ chân lông, làm tăng khả năng tắc nghẽn và làm chất lượng da xấu đi. Ngoài ra, nếu tinh chất còn sót lại trên mặt, nó có thể không tương thích với sản phẩm trang điểm, khiến lớp make up bị vón cục.
CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.