Để điều chế thành công vaccine Covid-19 còn cả một chặng đường rất dài
Giữa tháng 5, sau kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 đầy hứa hẹn, các nhà khoa học vẫn gặp rất nhiều khó khăn trên chặng đường điều chế vaccine Covid-19. Đại dịch này đang tiếp tục diễn ra và khiến gần 700 triệu người toàn cầu bỏ mạng. Song con đường đến và sở hữu vaccine vẫn còn quá nhiều gian nan.
Trung tuần tháng 7, cuộc đua nghiên cứu vaccine đạt được những dấu mốc quan trọng. Tiêm chủng được coi là hình thức chắc chắn nhất đưa nhân loại thoát khỏi đại dịch đã giết chết hơn 600.000 người.
Hôm 20/7, hai đại gia dược phẩm là CanSino từ Trung Quốc và Đại học Oxford của Anh đã công bố kết quả bước đầu đầy hứa hẹn của nghiên cứu. Song, các dữ liệu chính thức vẫn cỏn ở phía trước, trong các thử nghiệm giai đoạn cuối.
Các ứng viên vaccine đều tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ trong giai đoạn một và hai. Cùng ngày, hãng dược Pfizer, Mỹ, và đối tác BioNTech của Đức cũng công bố một báo cáo chưa được bình xét, cho kết quả tương tự.
Ba loại vaccine đều để lại tác dụng phụ, song không nghiêm trọng.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoan nghênh việc phát hành dữ liệu của cả ba đơn vị nêu trên, nhưng cũng nhận định chặng đường đến với vaccine còn rất dài. Các nhà khoa học phải tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn hơn: giai đoạn ba.
Các thử nghiệm giai đoạn đầu có mục tiêu đánh giá độ an toàn, liều lượng và tác dụng phụ của sản phẩm, đồng thời kiểm tra mức hiệu quả tạo kháng thể đủ khả năng trung hòa virus.
Thử nghiệm giai đoạn ba diễn ra cuối cùng, trước khi gửi sản phẩm tới các cơ quan chuyên môn để phê duyệt. Lúc này, nhóm nghiên cứu cần tiếp tục theo dõi tính an toàn, trong khi đánh giá phản ứng miễn dịch của cơ thể các tình nguyện viên sau tiêm chủng, ở môi trường sinh hoạt hàng ngày. Thử nghiệm có sự tham gia của nhiều người hơn, đến từ các khu vực khác nhau.
Chuyên gia miễn dịch Kylie Quinn, phó trưởng khoa Nghiên cứu, Đại học RMIT, Australia, cho biết với kết quả mới nhất, các nhà khoa học đã vượt qua “rào cản quan trọng” trên con đường hướng tới vaccine.
“Một khi đã vượt qua rào cản đó, rất đáng để thử nghiệm giai đoạn ba, để thực sự kiểm tra xem vaccine có hiệu quả trên một cộng đồng dân cư nói chung hay không”, bà nhận định.
Bà Quinn cũng cho biết vaccine có thể không hoàn toàn bảo vệ người dùng khỏi Covid-19, song vẫn mang lại lợi ích như giảm độ nghiêm trọng của căn bệnh và mức lây nhiễm từ người sang người.
Một số thử nghiệm giai đoạn ba đã được tiến hành, hoặc sẽ bắt đầu trong tháng này. Dự kiến, vaccine được ra mắt vào cuối năm nay hoặc giữa năm 2021.
Hai ứng viên từ Trung Quốc đang trong các khâu thử nghiệm cuối cùng. Một do công ty Sinovac Biotech phát triển, diễn ra ở Ả Rập. Vaccine còn lại thuộc sở hữu của CanSino. Hồi đầu tháng này, hãng đã tiến hành đàm phán với đối tác Brazil.
Trung Quốc phải tìm kiếm các ứng viên nước ngoài trong thử nghiệm quy mô rộng hơn bởi số ca nhiễm mới nội địa đã giảm xuống mức thấp, không đủ để đánh giá độ hiệu quả của sản phẩm.
Vaccine từ Đại học Oxford hợp tác với AstraZeneca đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba ở Brazil và Nam Phi. Nhóm nghiên cứu cũng trong quá trình xin cấp phép tìm kiếm tình nguyện viên ở Mỹ, mở rộng quy mô dự án.
Hãng đang làm việc chặt chẽ với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, có kế hoạch bắt đầu giai đoạn ba tại Mỹ vào cuối tháng 7.
Những khâu cuối cùng giúp các nhà khoa học nắm được độ hiệu quả của vaccine trong một cộng đồng đa dạng hơn, cũng như cách tối ưu hóa liều lượng.
Đề cập đến kết quả vaccine của Oxford, Phó giáo sư Ian Mackay, Đại học Queensland, Australia, cho biết: “Chúng tôi mong đợi tiêm thử trên nhóm có sức khỏe yếu, lớn tuổi và đa dạng hơn. Đây là những người dễ lây nhiễm và tử vong nhất. Trên thế giới hiện có rất nhiều địa điểm còn ca mắc mới, nên có thể chúng tôi sẽ thu được kết quả khá nhanh”, ông nói.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của CanSino đã loại bỏ giới hạn độ tuổi trong thử nghiệm giai đoạn hai, gồm 508 tình nguyện viên tham gia. Họ phát hiện rằng sau khi tiêm vaccine, những người lớn tuổi có phản ứng miễn dịch yếu hơn đáng kể.
Giáo sư trợ lý Ashley St John, chuyên gia miễn dịch tại Trường Y khoa Duke-NUS, Singapore, cho biết một số loại vaccine được phê duyệt thậm chí cần đến 6 liều tăng cường để đạt hiệu quả toàn diện.
“Vì vậy thật đáng khích lệ khi thấy các vaccine đang thử nghiệm cho tác dụng chỉ sau hai mũi tiêm”, bà nói.
Giáo sư John cũng nhận định viện tìm thấy kháng thể sau khi tiêm vaccine là kết quả hứa hẹn, song điều này chưa đồng nghĩa sản phẩm thật sự có tác dụng trên người. Để chứng minh được điều đó, cần thực hiện thêm các thử nghiệm sâu rộng hơn.
CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.