Tín dụng - Tài chính

Điều cần làm để giúp ví tiền dày lên trong năm 2024

Advertisement

Nếu bạn am hiểu về tài chính, có phương pháp khắc phục thói quen xấu giúp kiểm soát tài chính tốt hơn thì sẽ dàng dàng được những mục tiêu đề ra trong năm mới hơn. Do đó, nếu tổng kết năm 2023 tài chính của bạn đang gặp vấn đề thì hãy tìm cách cải thiện tình trạng này bằng những phương pháp thực tế sau đây:

1. Tận dụng tiện ích của giao dịch ngân hàng trực tuyến

Thanh toán online có ưu điểm lớn là dễ dàng kiểm tra số dư trong tài khoản và ghi chép sẵn tất cả giao dịch. Thêm nữa, nhiều tài khoản ngân hàng còn liên kết với app quản lý thu chi. Hãy tận dụng điều này và dùng chúng để quản lý tài chính.

 

2. Nấu ăn sẵn tại nhà

Một trong những mẹo quản lý tài chính phổ biến nhất là nấu ăn sẵn tại nhà, thay vì mua thực phẩm bên ngoài. Lên kế hoạch cho bữa ăn theo từng tuần là cách tuyệt vời để quản lý tiền bạc và duy trì số tiền cần mua thực phẩm trong phạm vi ngân sách.

Chỉ cần viết ra số lượng thực phẩm dự tính mua và lượng thức ăn trong tuần. Điều này giúp bạn tránh lãng phí đồ ăn thừa. Tất nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn nên cùng gia đình, bạn bè ra ngoài ăn một vài bữa. Tuy nhiên, hãy ghi chép chúng vào danh sách chi tiêu để theo dõi sát sao tình trạng tài chính nhé.

3. Mua hàng online

Mua hàng online có lợi ích lớn là thuận tiện, dễ dàng mua sắm tại bất kỳ đâu và thời điểm nào trong ngày. Nhưng một điểm cộng khác mà mọi người không biết là chúng có thể tiết kiệm tiền như thế nào, trong trường hợp họ biết cách tiêu dùng thông minh.

Các sàn thương mại điện tử thường có giá bán phải chăng hơn so với một số cửa hàng trực tuyến và trực tiếp. Bên cạnh đó, trong quá trình mua sắm, bạn còn có thể dễ dàng so sánh mức giá của sản phẩm với nhau, từ đó chọn được món hàng giá “hời” nhất.

Mặc dù hình thức này có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, thế nhưng bạn chỉ nên mua hàng online trong trạng thái bình tĩnh. Điều này sẽ giúp bạn tránh mua nhiều sản phẩm bổ sung không cần thiết.

4. Để thẻ tín dụng ở nhà

Nếu lo lắng về việc chi tiêu quá mức, bạn chỉ nên mua sắm bằng một tài khoản và tránh dùng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng được đánh giá là thúc đẩy chi tiêu lãng phí bởi hình thức “thanh toán trước, trả nợ sau”. Do đó, bạn nên thường xuyên để thẻ này ở nhà để tránh bị cám dỗ khi ra ngoài mua sắm. Thêm nữa, bạn hoàn toàn có thể xoá chúng khỏi bất kỳ tài khoản trực tuyến nào để nhắc bản thân thận trọng hơn khi mua hàng.

5. Giữ bình tĩnh khi mua hàng giá trị lớn

Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với quản lý tài chính là mua sắm bốc đồng. Một cách tốt để đánh giá liệu bạn có cần mua thứ gì đó hay không là giữ bình tĩnh trước quyết định mua hàng. Bạn có thể tuân theo quy tắc ngân sách này với cả giao dịch mua lớn và nhỏ.

Nhiều người chia số tiền của họ theo tỷ lệ 50/30/20 để lập ngân sách cho việc mua hàng. 50% dùng để thanh toán hóa đơn chi phí sinh hoạt, 30% để tiết kiệm và 20% còn lại để quyết định nên làm gì với nó. Việc giới hạn bản thân chỉ mua sắm hàng hoá yêu thích ở mức 20% thu nhập có thể giúp bạn không bị cám dỗ từ việc mua đồ đắt tiền nhưng không cần thiết.

6. Huỷ theo dõi các tài khoản đăng ký

Một cách để tránh lãng phí tiền bạc là huỷ đăng ký các dịch vụ không sử dụng. Nhiều người thường đăng ký dùng thử miễn phí 30 ngày và quên hủy. Và kết quả là họ phải trả tiền cho những thứ không sử dụng hoặc không cần. Đây là số tiền mà bạn có thể dùng ở nơi khác trong kế hoạch tài chính của mình.

7. Hãy thử các lựa chọn thay thế

Mua đồ đắt tiền nhất không phải lúc nào cũng tốt. Khám phá lựa chọn thay thế giá rẻ là cách hiệu quả để nới rộng ngân sách tài chính.

Ví dụ, nếu bạn thấy đi ăn ngoài quá tốn kém, hãy tự nấu ăn tại nhà hoặc đặt đồ với mức giá rẻ. Thay vì chọn siêu thị thì bạn nên đi chợ vào khung giờ sáng sớm để mua một số đồ ăn như cá, thịt…

8. Lên kế hoạch hợp lý

Một trong những điều quan trọng nhất cần làm khi lập kế hoạch chi tiêu là đảm bảo chúng có thể đạt được. Việc đặt ra mục tiêu không thực tế sẽ khiến kế hoạch của bạn thất bại. Điều này có thể khiến bạn mất động lực và từ bỏ hoàn toàn các dự định tiết kiệm của mình.

Việc bám sát kế hoạch chi tiêu mới đầu có thể khó khăn. Vì vậy hãy chuẩn bị cho một số thách thức phía trước. Song nhìn chung việc đặt ra các mục tiêu thực tế có thể giúp bạn duy trì kế hoạch quản lý tài chính của mình trong lâu dài.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.