Mẹ và Bé

Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi?

Advertisement

Cách chữa ngạt mũi (nghẹt mũi, tắc mũi) ở trẻ sơ sinh bằng những biện pháp an toàn, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao được khá nhiều bà mẹ quan tâm.

>>> Tại sao mẹ lại lo lắng khi trẻ ngủ nhiều?

Cách chữa ngạt mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý dùng cho trẻ sơ sinh đã được chứng minh về tính an toàn trong hầu hết các điều kiện sử dụng. Vì vậy, cũng với việc dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, rửa mũi cho bé hằng ngày thì khi bị ngạt mũi, mẹ cũng có thể dùng dung dịch này để thông cho bé.

nghet

Đầu tiên, mẹ sẽ dùng tăm bông và nhẹ nhàng làm sạch hai bên lỗ mũi của bé để loại bỏ các cục gỉ, vật cản. Tiếp đến, mẹ nhỏ từ từ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào bên trong. Nhỏ xong, mẹ dùng tăm bông và dụng cụ hút mũi để hút bỏ chất dịch nhày gây tắc mũi. Làm tương tự với bên mũi còn lại.

MY KINGDOM VƯƠNG QUỐC ĐỒ CHƠI CHO BÉ

SỮA CHÍNH HÃNG CHẤT LƯỢNG CAO – ĐẶT HÀNG TRỰC TUYẾN GIAO HÀNG TẬN NƠI CHO MẸ BẬN RỘN – TỪ AEON SHOP

Cách chữa ngạt mũi bằng xông hơi ẩm

Quá trình xông hơi vừa giúp làm ẩm niêm mạc mũi, vừa giúp các mạch máu lưu thông tốt hơn. Việc xông hơi cũng sẽ giúp lượng chất nhày trong mũi nhanh chóng bị làm loãng và thoát ra ngoài. Vì vậy, đây là phương pháp mà mẹ có thể tham khảo thực hiện khi bé bị nghẹt mũi.

muoi

Để thực hiện, mẹ có thể lựa chọn hình thức sử dụng máy xông hơi, máy làm ẩm đặt trong phòng. Một cách khác đơn giản hơn đó là sử dụng hơi nóng ẩm ở trong phòng tắm. Tiến hành xông hơi cho bé từ 10 – 15 phút sau đó dùng tay vỗ nhẹ lưng để nhanh chóng tống dịch mũi ra ngoài.

Một lưu ý khi áp dụng phương pháp này đó là mẹ không nên sử dụng hơi nước quá nóng hoặc thực hiện việc xông hơi trong thời gian quá lâu. Đặc biệt, không nên lạm dụng thảo dược xông hơi hoặc xông thẳng hơi trực tiếp vào mũi bé để tránh việc bé bị kích ứng, khó chịu.

Cách chữa ngạt mũi bằng massage lưng và thoa tinh dầu

am
Massage nhẹ hoặc vỗ nhẹ lên vùng lưng sẽ giúp lượng chất nhày trong ngực, trong mũi trẻ giảm bớt và nhanh chóng được tống ra ngoài. Để áp dụng phương pháp này, mẹ có thể đặt bé lên đùi, kê cao đầu bé và tiến hành massage.

Ngoài phương pháp massage thì cách sử dụng tinh dầu tự nhiên cũng được nhiều mẹ lựa chọn khi có con bị nghẹt mũi. Với phương pháp này, bạn có thể thoa một chút tinh dầu lên huyệt dũng tuyền của bé cũng như một ít lên vùng ngực và lưng. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại tinh dầu đã có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua hoặc bôi vào mũi bé để tránh những tác dụng không mong muốn.

Phòng tránh ngạt mũi cho trẻ sơ sinh

Nắm được các cách trị ngạt mũi cho bé là điều mà mọi bà mẹ cần phải trau dồi; tuy nhiên, việc chăm sóc, vệ sinh mũi để phòng tránh những hiện tượng này lại càng quan trọng hơn. Để giúp bé không bị tắc mũi, có thể thở một cách bình thường dễ dàng, mẹ nên chú ý một số vấn đề sau:

Vệ sinh tai – mũi – họng cho bé thường xuyên, đúng cách: Việc vệ sinh vùng tai – mũi – họng, đặc biệt là khoang mũi là điều vô cùng quan trọng để bé có được hệ hô hấp khoẻ mạnh. Hàng ngày, bạn nên vệ sinh ít nhất 2 – 3 lần bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Trong những trường hợp đặc biệt, cần tuân thủ chặt chẽ yêu cầu của bác sĩ.

khoc

Không cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nhiễm khuẩn: Niêm mạc mũi, hệ hô hấp của trẻ sơ sinh còn khá non nớt. Do vậy, chúng chưa đủ sức để chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Bởi vậy trong suốt quá trình chăm sóc bé yêu, mẹ cần hạn chế một cách tối đa việc cho bé tiếp xúc với những môi trường độc hại, bụi bẩn.

Với những cách trị ngạt mũi cho bé trên đây, hy vọng mẹ đã phần nào có thêm được kiến thức, kinh nghiệm để chăm sóc bé. Mặc dù vậy, những phương pháp này chỉ nên áp dụng khi bé bị nghẹt mũi thông thường, thể nhẹ. Trường hợp bé bị ngạt mũi kéo dài gây khó thở, khó chịu… thì cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để có phương án xử trí tốt nhất.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.