Cẩm nang xin việc

Mẹo Xin Việc Làm Dù Không Có Kinh Nghiệm!

Advertisement

Bạn có một tấm bằng đại học loại Tốt, bảng điểm khá cao nhưng vẫn thất nghiệp? Nghịch lý bạn sẽ dễ nhận thấy nhất là việc các nhà tuyển dụng thường chọn những người đã có kinh nghiệm, vậy bạn không có kinh nghiệm sẽ không có việc làm? Hãy đọc qua bài viết dưới đây và giải đáp câu hỏi của chính bản thân mình nhé.

Mẹo Xin Việc Làm Dù Không Có Kinh Nghiệm!
Mẹo Xin Việc Làm Dù Không Có Kinh Nghiệm!

1- Giáo Dục Bản Thân

Dù bạn có bằng đại học loại giỏi, xuất sắc thì rất có thể bạn sẽ thua một người chỉ có bằng đại học loại khá kèm với những chứng chỉ khác như Anh văn, chứng chỉ bổ sung ngành bạn chọn. Điều này ngoài việc thể hiện bạn đầu tư vào bản thân thì đó được xem như lời cam kết sẽ cống hiến sức lực của bạn vào công ty.

2- Thúc đẩy bản thân

Đây được xem như điều dễ gặp nhất ở các bạn sinh viên vừa ra trường. Đó là bạn dựa vào số điểm của mình mà yêu cầu một mức lương cao. Nếu bạn là người cực kỳ đặc biệt, khác xa với phần lớn ứng viên thì bạn được nhận. Nhưng nếu bạn chỉ giỏi, bạn sẽ nhận được cái lắc đầu đầy ngao ngán của nhà tuyển dụng. Giải pháp của việc này là hãy chấp nhận làm việc với một mức lương khởi điểm thấp. Sẽ có nhiều bạn đánh giá rằng đây là giải pháp thiếu động lực. Nhưng hãy nhớ, một công ty sẽ thích một người chịu khó, nhẫn nại hơn một người có cái tôi cao.

3. THIẾT LẬP CÁC MỐI QUAN HỆ

Một cách tiện lợi để tìm việc là được giới thiệu hoặc thông qua quen biết bạn bè. Để có được điều này, bạn cần xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của bản thân, cả online và offline: đảm bảo mọi người đều biết bạn đang tìm việc xyz – và chuẩn bị sẵn sàng với một tóm tắt ngắn gọn về năng lực bản thân, một bản sơ yếu lý lịch cập nhật, và tất nhiên là một hồ sơ Linkedln thú vị.

4. BẮT ĐẦU VẼ THÔI!

Đã đến lúc cần vài chiếc bút, giấy và vẽ một sơ đồ Venn toàn diện có thể giúp bạn định hướng tới thành công: Liệt kê tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm, và những đặc điểm cá nhân cần thiết cho công việc tương lai của bạn. Sau đó, thêm các kỹ năng, kinh nghiệm, và những đặc điểm cá nhân mà bạn đã có và xem nơi hai vòng tròn chồng lên nhau. Bạn có thể sử dụng biểu đồ này như một tài liệu tham khảo để đánh giá được những gì bạn cần cải thiện và những gì bạn có thể làm nổi bật trong CV và thư xin việc của bạn.

5. TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA TRONG LĨNH VỰC CỦA BẠN

Tìm hiểu mọi thứ về ngành nghề và chính công việc bạn muốn tìm. Điều này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho sự nghiệp – nó cũng sẽ có ích khi bạn kết nối và phỏng vấn xin việc. Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, tương tác trên các diễn đàn, đọc blog, và tham gia các nhóm cả online và offline. Hãy chắc chắn rằng bạn cũng biết một số tên tuổi lớn trong ngành kinh doanh – online và offline; ở địa phương, trong nước và thậm chí trên thế giới.

Mẹo Xin Việc Làm Dù Không Có Kinh Nghiệm!
Mẹo Xin Việc Làm Dù Không Có Kinh Nghiệm!

6. SỬ DỤNG BỘ NÃO CỦA NGƯỜI KHÁC

Mọi người thích đưa ra lời khuyên và muốn được coi như là chuyên gia hoặc chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nhất định. Một khi bạn đã biết vài cái tên các chuyên gia mà bạn ngưỡng mộ và những người có sự nghiệp mà bạn muốn đạt tới, hãy thử liên lạc với họ – trực tuyến hoặc nếu bạn thích một cách thức cổ điển, viết thư tay chẳng hạn. Một cách hay để khiến mọi người cảm thấy quan trọng và có giá trị đó là hỏi xin ý kiến của họ về những bước tiếp theo bạn nên thực hiện. Đừng chỉ gửi hàng đống email giới thiệu CV của bạn – mọi người đều rất bận rộn, và hộp thư thì luôn đầy. Thường xuyên giữ liên lạc trước khi bạn xin ý kiến hay thậm chí là xin giúp đỡ.

7. CÓ MỘT CÂU CHUYỆN HAY ĐỂ KỂ

Hãy chắc chắn rằng bạn có một câu chuyện khởi nghiệp đầy hấp dẫn thể hiện rằng bạn là một người hoàn hảo cho mọi loại công việc trong một lĩnh vực cụ thể. Mọi người sẽ đặt câu hỏi (rất nhiều câu hỏi!) vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn về lý do bạn muốn làm việc trong lĩnh vực này, bạn đang làm những gì để đạt được mục tiêu này, và những gì bạn cần phải có. Đây là lúc bạn có thể gây ấn tượng với mọi người về niềm đam mê của bạn, thể hiện hết những kỹ năng và kinh nghiệm, và thêm vào những thông tin về học vấn của bạn và lôi kéo mọi người nói về những điều đó.

8. TÂN TRANG LẠI CV CỦA BẠN

Và khi đang ở đó: hãy chắc chắn rằng CV của bạn phản ánh một phần của câu chuyện. Tập trung vào những khả năng và kỹ năng của bạn và không chỉ về những chức danh công việc: hãy tạo một CV không bị đắm chìm trong quá khứ, mà hãy hướng về phía trước và giới thiệu tất cả những điều tuyệt vời bạn có thể đóng góp cho tương lai.

9. TẬP TRUNG VÀO CÁC KỸ NĂNG MỀM

Các kỹ năng chuyển đổi có thể – thật bất ngờ – được chuyển từ một tình huống hay một công việc tới một tình huống hay một công việc khác và thể hiện cách mà bạn tương tác với mọi người. Ví dụ về các kỹ năng mềm có thể là kỹ năng thiết lập các mối quan hệ cá nhân, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Tập trung vào khả năng thúc đẩy mọi người, đảm nhận nhiều công việc cùng lúc, giám sát, hoặc nói trước đám đông. Hãy tạo một CV nhấn mạnh cá tính của bạn và thể hiện các kỹ năng mềm trong trong niềm tự hào có thể được tuyển dụng nhờ chúng. Nếu bạn thể hiện được lý do một kỹ năng mềm sẽ giúp bạn dễ dàng học được một kỹ năng chuyên môn cụ thể, thì bạn về cơ bản đã thực sự thành công.

10. ĐẶT MỤC TIÊU CAO MỘT CÁCH HỢP LÝ

Mặc dù bạn luôn cần đặt mục tiêu cao về sự nghiệp, nhưng cũng rất quan trọng khi vận dụng một ý thức thông thường khi nộp hồ sơ xin việc. Bạn là một người mới, vì vậy hãy tìm những công việc dành cho người mới nơi bạn biết và thể hiện được rằng bạn có thể làm công việc đó. Hãy để người ta biết rằng bạn ý thức được mình là một người mới nhưng sẵn sàng học tập – và sau đó nhắc tới sự nhiệt huyết, niềm đam mê và sự quyết tâm mạnh mẽ của bạn.

11. KIÊN NHẪN, TỪ NHỮNG CÔNG VIỆC NHỎ NHẤT

Hãy kiên nhẫn và sẵn sàng để bắt đầu từ những công việc nhỏ nhất. Đưa chân – và sau đó là phần còn lại của cơ thể bạn – qua một cánh cửa có thể sẽ mất thời gian. Nó cũng có thể khiến bạn mệt mỏi và đôi khi trông có vẻ như là một ý tưởng gần tốt, nhưng nếu đó là điều bạn thực sự muốn và khiến bạn hạnh phúc, thì hãy cứ làm đi!

Nguồn: ef.

 

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.