Tín dụng - Tài chính

Nếu muốn hạnh phúc thì đưng nghỉ hưu sớm hay cố mua nhà

Advertisement

Nếu muốn hạnh phúc thì đừng nghỉ hưu sớm hay cố mua nhà

Con người luôn tìm mọi cách để được hạnh phúc nhưng không dễ để có được hạnh phúc vì bản thân con người luôn có quá nhiều ham muốn. Nếu bạn muốn sống hạnh phúc thì ngay từ hôm nay hãy thuê (thay vì mua) một ngôi nhà, không cần thiết phải trả lời email ngay lập tức, không nghỉ hưu sớm, hãy thoải mái với việc già đi, không chọn nghề luật sư, phàn nàn một cách tế nhị và thận trọng,…nhé.

1. Không cần thiết phải trả lời email ngay lập tức

Nhiều người nghĩ rằng “nếu có lương tâm” cần trả lời email ngay lập tức, và việc trả lời email có thể khiến họ căng thẳng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của đại học Loughborough (Anh), trong hầu hết các trường hợp, người gửi không thực sự mong đợi một phản hồi ngay lập tức.

Vài năm trước, giáo sư tâm lý học Dan Ariely (Đại học Duke, Mỹ) đã thực hiện một bài kiểm tra, yêu cầu những người gửi email cho ông cho biết khi nào họ muốn được trả lời. Chỉ có 2% cho biết họ cần trả lời ngay lập tức.

Vì vậy, nếu muốn loại bỏ sự căng thẳng trong việc quản lý email, hãy loại bỏ từ “xin lỗi về sự chậm trễ” khỏi từ vựng của bạn.

2. Thuê (thay vì mua) một ngôi nhà

“Nên thuê hay mua nhà?”, câu hỏi này đã hành hạ con người nhiều thập kỷ. Câu trả lời phụ thuộc vào ngân sách cá nhân, quy mô gia đình, vị trí nơi ở…

Năm 2017, tờ Telegraph đã tiến hành một cuộc khảo sát với 5.800 người tham gia, để điều tra xem việc thuê hay sở hữu một ngôi nhà khiến con người hạnh phúc hơn. Các câu hỏi tập trung vào điều kiện tài chính ảnh hưởng như thế nào đối với mức độ hạnh phúc và căng thẳng. Kết quả cho thấy những người thuê nhà nguyên căn ít bị căng thẳng nhất.

Mặc dù những người thuê nhà có xu hướng dành phần lớn tài chính cho nhà ở, nhưng những người sở hữu nhà lại bị căng thẳng về tiền bạc nhiều hơn. Người thuê nhà cũng tận hưởng cảm giác thư giãn tại nhà nhiều hơn. Sở hữu một ngôi nhà có nhiều đặc quyền nhưng cũng có nhiều trách nhiệm hơn. Nếu bạn không muốn đối phó với các chi phí phát sinh và việc bảo trì nhà, hãy đơn giản hóa cuộc sống và giảm căng thẳng bằng cách thuê nhà.

3. Không nghỉ hưu sớm

Nghỉ hưu sớm là giấc mơ với nhiều người. Thế nhưng trước khi nghỉ việc để dành thời gian tận hưởng cuộc sống, hãy cân nhắc nghỉ hưu sớm có thể không tốt cho tinh thần cũng như hạnh phúc của bạn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những người nghỉ hưu sớm có xu hướng ít hạnh phúc hơn những người đi làm đến 65 tuổi.

Các nghiên cứu bổ sung cũng tìm thấy mối liên hệ giữa nghỉ hưu và trí nhớ. Từ số liệu của Mỹ, Anh và 11 nước châu Âu, các nhà nghiên cứu phát hiện những người càng nghỉ hưu sớm thì khả năng suy giảm trí nhớ càng nhiều. Người đi làm thường có các kỹ năng xã hội và nhân cách tốt hơn. Dậy sớm, giao tiếp với mọi người, hiểu được giá trị của sự nhanh chóng và tin cậy rất quan trọng với sự sắc bén của tư duy.

Tất nhiên vẫn có những người không hối tiếc khi nghỉ hưu sớm, bởi vì họ đã có được kế hoạch tài chính vững chắc trước khi nghỉ việc chính thức.

4. Hãy thoải mái với việc già đi

Hay quên đi những cảnh báo về “khủng hoảng tuổi trung niên’, thực tế già hơn cũng là một dự báo khá tốt của hạnh phúc. Một nghiên cứu của đại học Alberta (Canada) với những người tham gia từ 14 đến 43 tuổi đã phát hiện ra, trong khoảng thời gian 25 năm, khi các cá nhân già đi, họ thường cảm thấy hạnh phúc hơn, bất chấp các yếu tố giới tính, tình trạng hôn nhân, thất nghiệp và sức khỏe thể chất.

Đừng lo lắng về việc già đi. Rất có thể nhìn vào bản thân trong 5 năm qua, bạn sẽ thấy mình đang hạnh phúc hơn.

5. Không làm luật sư

Dù đó có thể là những lời nói đùa của các luật sư, nhưng những ai làm việc trong lĩnh vực này đều rất căng thẳng. Một nghiên của Đại học John Hopkins (Mỹ) phát hiện ra luật sư có khả năng bị trầm cảm cao gấp 3,6 lần những người làm trong ngành khác.

Lý do khiến luật sư khó khăn khi đi tìm hạnh phúc là do công việc này đòi hỏi sự thận trọng cao, khiến họ dễ hoài nghi hoặc bi quan. Ngoài ra, công việc luật sư – ít nhất là ở Mỹ – là một trò chơi có tổng bằng không, tức là chiến thắng của người này sẽ là thất bại của người khác, đã tạo ra sự cạnh tranh cao và bào mòn cảm giác hài lòng với công việc.

6. Phàn nàn có mục đích cải thiện tình hình

Các nhà nghiên cứu của Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia Mỹ năm 2014 đã làm một cuộc khảo sát với 400 sinh viên đại học về những con thú cưng hay người yêu cũ của họ, và phát hiện ra những người hạnh phúc hơn thường có xu hướng phàn nàn một cách tế nhị và thận trọng với mục đích khắc phục những sai sót, thay vì phàn nàn để xả giận.

Vì vậy, lần tới khi bạn sắp phàn nàn về một điều gì hay ai đó, hãy thử dừng lại một phút và suy nghĩ về cách bạn muốn mọi thứ trở nên tốt hơn và làm thế nào để cải thiện chúng, thay vì chỉ đơn giản là trút giận.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.