Tết kéo dài hơn 1 tuần, đây là khoảng thời gian mọi người cùng quây quần bên những bữa tiệc triền miên, đủ loại thức ăn và bia rượu. Để hạn chế tình trạng gia tăng bệnh gout, người bệnh phải có chế độ ăn uống và vận động hợp lý trong thời gian này.
Mục Lục
Những ngày tết, người bệnh Gout ăn uống thế nào cho đúng?
Các món ăn ngày tết của người Việt thường giàu chất béo, đạm, tinh bột – đường. Bên cạnh đó là rượu bia quá độ khiến mọi người bị tồn đọng lượng chất do khó tiêu hao. Lượng chất này sẽ gây ra tình trạng bệnh lý khác nhau cho mỗi người, tùy vào tuổi tác, cân nặng, chiều cao, giới tính, lối sống, và tình hình sức khỏe nói chung.
Đặc biệt là những người bệnh gout, kiêng thức ăn nhiều đạm và chất béo thì càng cần phải đề ra chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế và tránh những món ăn giàu purine như hải sản, thịt đỏ, phủ tạng động vật…
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng dành cho người bị gout là giảm đạm, giảm mỡ và uống nhiều nước (2-3 lít nước/ngày).
Kiểm soát lượng calo
Người bị gout tuyệt đối không được bỏ qua việc cân bằng calo trong mỗi bữa ăn. Theo khuyến cáo, mỗi người cần khoảng 1.800 kcal mỗi ngày, tương đương với khoảng 400g rau xanh, trái cây, thịt không quá 100g.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày nên hạn chế các loại thức uống có nhiều đường và cồn như nước ngọt, rượu bia. Hạn chế thức ăn giàu đạm và mỡ như giò mỡ, giò thủ, thịt kho tàu, bánh, kẹo, mứt, món xào rán (chiên), trái cây ngọt.
Thường xuyên vận động trong ngày tết
Khi cơ thể vận động thường xuyên, người bệnh Gout sẽ cảm thấy thoải mái, các đốt xương, khớp sẽ được linh hoạt hơn. Tập luyện thể thao, chạy bộ hoặc tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng do gout gây ra.
Tránh làm việc quá sức, vận động mạnh, gây chấn thương cơ khớp. Những ngày trời lạnh nên chủ động mặc ấm, làm nóng cơ thể. Tuyệt đối không để cho người nóng giận và stress, vì đây chính là nguyên nhân khởi phát cơn gout cấp.
Ưu tiên những thực phẩm xanh
Bên cạnh việc hạn chế các thức ăn nhiều đạm và dầu mỡ, người bệnh gout phải bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả. Đặc biệt thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, giàu bê ta, carotene và vitamin E. Một số thực phẩm tốt cho người bệnh gout là cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ chín, rau ngót, cần tay, rau muống, rau cải xoong, …
Uống nhiều nước lọc
Lượng nước vừa đủ để điều hòa cơ thể là 2-3 lít/ngày, hạn chế uống bia, rượu, nước ngọt. Tăng cường nước lọc, nước hoa quả, nước uống có độ kiềm cao để đào thải acid uric ra ngoài và bảo vệ thận.
So sánh tương quan chế độ dinh dưỡng và luyện tập của người bệnh gout vào ngày tết:
Nạp (Calo) | Hoạt động cân bằng |
50g mứt (105 calo) | 28 phút hít đất |
1 lon bia (140 calo) | 15 phút chạy bộ |
1 lon nước ngọt (145 calo) | 25 phút bơi lội |
50g giò thủ (250 calo) | 58 phút đi bộ nhanh |
50g lạp xưởng chiên (300 calo) | 45 phút đạp xe |
1/8 bánh chưng chiên (350 calo) | 31 phút nhảy dây |
Trên đây là những lưu ý về chế độ ăn uống dành cho những người bệnh gout trong ngày tết. Các bệnh nhân nên chú ý ăn uống đủ chất và thực hiện đúng chế độ này để có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý. Tốt nhất, nên nói không với bia rượu và hạn chế tối đa các thực phẩm giàu purin để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Truy cập khuyenmai4m.top thường xuyên để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích!
Xem thêm:
CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP, KHÔNG KINH DOANH TRÊN CÁC THÔNG TIN NÀY.