Ẩm thực

Tết Đoan Ngọ 5/5 cúng gì, ăn gì?

Advertisement

Có thể bạn chưa biết nhưng Tết Đoan ngọ 5/5 có nguồn gốc từ Trung Quốc sau này lan rộng sang các  quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Vậy tết Đoan Ngọ cúng gì, ăn gì? Hôm nay Khuyến Mãi 4M sẽ chia sẻ chi tiết. Nào hãy cùng tham khảo và sắm sửa cho Tết Đoan Ngọ năm nay nhé.

Theo quan niệm dân gian, người Việt Nam gọi Tết Đoan ngọ là Tết Diệt sâu bọ bởi đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết nên dịch bệnh, sâu bọ dễ phát sinh. Nếu không diệt trừ sâu bọ, chúng sẽ làm hỏng mùa màng nên phải cúng Tết Đoan ngọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan ngọ cơ bản gồm hương, hoa và một số món ăn đặc trưng sau. Ảnh: Yến Phạm.

Cơm rượu nếp

Món ăn có tính nóng, bổ dưỡng, giúp khí huyết lưu thông, tinh thần khoan khoái. Mọi người thường ăn cơm rượu nếp vào ngày 5/5 Âm lịch, ngày cực dương và là thời điểm sâu bọ sinh sôi nảy nở nhiều nhất, để không cho ký sinh trùng trong người phát triển. Người dân thường dùng gạo nếp trắng hoặc nếp cẩm để làm rượu gạo. Người miền Bắc dùng nếp cẩm để hạt tơi, miền Trung nén cơm nếp thành khối, còn miền Nam lại vo thành viên tròn. Ảnh: Nhung Ngo.

Bánh tro (hay bánh gio)

Theo quan niệm xưa, tháng 5 Âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ phát sinh bệnh dịch nên món bánh tro sẽ giúp người ăn thanh nhiệt và giải độc. Bánh được làm từ bột gạo nếp ngâm trong nước tro đốt bằng củi các loại cây khô. Mỗi địa phương có kiểu gói bánh khác nhau, hình thuôn dài hoặc chóp tam giác. Bánh mềm dẻo, vị nhạt, tính mát, thường ăn với đường hoặc mật. Ảnh: Đặng Phương Anh.

Hoa quả theo mùa

Trái cây được các gia đình lựa chọn trong ngày này là những loại quả mùa hè, tươi ngon, thơm nức và có vị chua, thanh mát như mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu… Ảnh: Ryangbae1997.

Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ của người miền Nam. Chè kê, chè hạt sen lại phổ biến ở miền Trung. Những món tráng miệng này nổi bật hương vị thanh mát, ngọt ngào. Ảnh: Taste of Vietnam, Huyenduong611, Nguyễn Ngọc Hạnh, Đặng Tài Giỏi.

Thịt vịt

Người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ giải nhiệt và làm cơ thể mát cả năm. Vào ngày Tết Đoan ngọ, người dân (đặc biệt ở miền Trung) cũng thường mua thịt vịt về và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Họ cho rằng từ 5/5 trở đi, vịt bắt đầu béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Ảnh: Yến Phạm.

Bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.